CÁCH NHẬN BIẾT SÂU ĐẦU ĐEN VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠM THỜI
Từ tháng 7 năm 2020 đến đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện nhiều vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại với diện tích lên đến 600 ha. Đây là đối tượng sinh vật ngoại lai thuộc diện kiểm dịch thực vật cần khoanh vùng và tiêu diệt triệt để nhằm tránh lây lan.
Hình ảnh: Vườn dừa bị hư hại do sâu đầu đen
Trên địa bàn xã Long Định cũng xảy ra tại ấp Long Quới và Long Phú với diện tích 0,8 ha. Mức thiệt hại chưa nặng.
Sâu đầu đen ( đặc biệt là sâu non) tấn công cả vườn dừa mới trồng đến dừa đã cho trái. Ngoài ra sâu đầu đen còn gây hại trên dừa nước, cau kiểng, chuối.
*Một số cách nhận biết sâu và tác hại của Sâu gây ra:
Sâu non: dạng sâu, có đàu màu nâu sẫm; mới nở có màu đỏ cam, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, có 3 sọc màu nâu chạy dọc trên thân. Sâu thường gây hại mặt dưới lá.
Hình Ảnh: Sâu non dưới lá
*Triệu chứng gây hại:
Sâu cạp biểu bì mặt dưới lá, thải phân và nhả tơ kết thành tổ để trú ẩn. Khi bị động chúng nấp vào trong tổ hoặc nhả tơ và xuống đất, Sâu non tán công vào cả vỏ trái dừa. Trên dừa sâu gây hại làm tàu dừa cháy khô từ những lá già bên dưới dần lên các lá bên trên đến các tàu lá non trên ngọn.
*Các biện pháp xử lý tạm thời:
-Khi phát hiện các dấu hiệu của sâu đầu đen gây hại, các hộ dân càn báo ngay cho chính quyền địa phương (
UBND xã 02753746402; HND xã qua số điện thoại: 0907925114).
-Cắt tỉa tàu lá hoặc lá chét bị sâu gây hại trên cây dừa. Tiêu hủy bằng cách đốt hoặc vùi xuống nước nhằm làm giảm một số sâu hại.
Hình Ảnh: Cần bón phân vườn dừa
-Bón phân cân đối đầy đủ NPK, chia làm nhiều lần bón giúp cây khỏe để nhanh phục hồi sâu khi bị gây hại.
-Không vận chuyển cây dừa giống và trái dừa bị nhiễm sâu đầu đen sang các vùng khác để hạn chế lây lan.
-Sử dụng một số loại thuốc như: Angun 5WG nồng độ 16 gam/25 lít; Proclaim 5WG nồng độ 10 gam/25 lít; Actimax 50WG nồng độ 15 gam/25 lít…Phun lần 1 cách lần 2 từ 7 đến 10 ngày và tiếp tục theo dõi diễn biến của sâu bệnh.
-Tăng cường nhân nuôi và bảo vệ các loại thiên địch có lợi như: bọ đuôi kìm, kiến vàng, bọ xít bắt mồi…
Trên đây là một số nhận biết về sâu đầu đen và một số cách phòng ngừa tạm thời.